tuvanphapluatvietnam.vn
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư
Thứ Sáu, Tháng 7 4, 2025
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
tuvanphapluatvietnam.vn
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Chính sách

Áp dụng biện pháp tố tụng thân thiện và giam riêng phạm nhân là người chưa thành niên

bỏi admin
22 Tháng 12, 2024
trong Chính sách, Luật sư
Áp dụng biện pháp tố tụng thân thiện và giam riêng phạm nhân là người chưa thành niên

(TVPLVNO) – Luật Tư pháp người chưa thành niên có hiệu lực từ 1/1/2026, quy định 2 thủ tục tố tụng riêng biệt đối với người chưa thành niên; giảm mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Luật quy định người chưa thành niên thi hành án phạt tù tại trại giam riêng, phân trại hoặc khu giam giữ dành riêng…

Giảm hình phạt cao nhất

Văn phòng Chủ tịch nước vừa tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳhọp thứ 8, trong đó có Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Giới thiệu về Luật, ông Nguyễn Văn Tiến (Phó Chánh án TAND tối cao) cho biết, Luật Tư pháp người chưa thành niên gồm 179 điều, 5 phần và 10 chương, quy định về xử lý chuyển hướng, hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng; thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng…

Theo Phó Chánh án Nguyễn Văn Tiến, luật bổ sung nhiều biện pháp xử lý chuyển hướng mới, phù hợp với người chưa thành niên. Trong đó, quy định 12 biện pháp xử lý chuyển hướng bao gồm: 1. Khiển trách; 2. Xin lỗi bị hại; 3. Bồi thường thiệt hại; 4. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; 5. Quản thúc tại gia đình; 6. Hạn chế khung giờ đi lại; 7. Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; 8. Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; 9. Tham gia chương trình học tập, dạy nghề; 10. Tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý; 11. Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng; 12. Giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Về hình phạt, Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Văn Tiến cho biết, Luật Tư pháp người chưa thành niên giữ nguyên hệ thống hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội như Bộ luật Hình sự hiện hành gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn. Không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình đối với người chưa thành niên.

Bên cạnh đó, luật cũng giảm mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi từ 18 năm xuống 15 năm tù; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội từ 12 năm xuống 9 năm tù, trừ trường hợp phạm các loại tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe và ma túy thì mức hình phạt theo quy định của pháp luật hiện hành để đề cao tính nhân văn nhưng vẫn bảo đảm nghiêm minh của chính sách hình phạt đối với người chưa thành niên.

Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Văn Tiến. Ảnh:quochoi.vn

Tách vụ án nếu có bị can là người chưa thành niên

Về thủ tục tố tụng thân thiện, ông Nguyễn Văn Tiến, cho biết thêm, Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định 2 thủ tục tố tụng riêng biệt đối với người chưa thành niên: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội; Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng.

Trong vụ án hình sự có bị can là người chưa thành niên và người thành niên thì Cơ quan điều tra tách vụ án hình sự để giải quyết vụ án độc lập đối với bị can là người chưa thành niên.

Thời hạn điều tra, thời hạn quyết định việc truy tố, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với vụ án có người chưa thành niên là người bị buộc tội không quá 1/2 thời hạn tương ứng được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự.

Về thi hành án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng, Luật quy định người chưa thành niên thi hành án phạt tù tại trại giam riêng, phân trại hoặc khu giam giữ dành riêng cho người chưa thành niên là phạm nhân để có môi trường giáo dục, phục hồi tốt nhất.

Nghiêm cấm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chưa thành niên chấp hành xong biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, chấp hành xong án phạt tù…

Luật Tư pháp người chưa thành niên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026. Riêng các quy định tại Điều 139, khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của Luật Tư pháp người chưa thành niên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2028.

Hoàng An

https://tienphong.vn/ap-dung-bien-phap-to-tung-than-thien-va-giam-rieng-pham-nhan-la-nguoi-chua-thanh-nien-post1702896.tpo

admin

admin

Bài viết liên quan

TS. Hồ Minh Sơn: Sang tên sổ đỏ cho con, làm tặng hay lập di chúc thừa kế – Mua bán đất nông nghiệp mà sổ đỏ ‘hết hạn sử dụng’ có phải xác nhận lại không?

TS. Hồ Minh Sơn: Sang tên sổ đỏ cho con, làm tặng hay lập di chúc thừa kế – Mua bán đất nông nghiệp mà sổ đỏ ‘hết hạn sử dụng’ có phải xác nhận lại không?

bỏi admin
3 Tháng 7, 2025

(TVPLVNO) - Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp...

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh

bỏi admin
3 Tháng 7, 2025

(TVPLVNO) - Sáng 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh...

TS. Hồ Minh Sơn thông tin về việc không cần thị thực khi nhập cảnh vào Nga và quy định về nhập quốc tịch thay đổi?

TS. Hồ Minh Sơn thông tin về việc không cần thị thực khi nhập cảnh vào Nga và quy định về nhập quốc tịch thay đổi?

bỏi admin
2 Tháng 7, 2025

(TVPLVNO) - Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp...

Xem nhiều

  • Góc nhìn pháp lý từ việc ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi bổ sung Thông tư 67/2019/TT-BCA

    Góc nhìn pháp lý từ việc ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi bổ sung Thông tư 67/2019/TT-BCA

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam phối hợp Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn tổ chức toạ đàm “Phát triển du lịch trang trại – Những vấn đề pháp lý liên quan”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vụ Chùa Bát Nhã dưới góc độ pháp lý: Khi đạo pháp và pháp luật giao thoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
tuvanphapluatvietnam.vn

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS): 43/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 16/08/2024

Luật gia Phạm Trắc Long - Giám đốc
Luật sư Phạm Lan Thảo - Phó giám đốc
Luật sư Nguyễn Xuân Hoàng - Đoàn Luật sư TP.HCM

Địa chỉ:

Số 44/67, phố Cảm Hội, phường Dống Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số 412, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM

Điện thoại :0903683168 - 0919999368
(Trang đang chạy thử, chờ cấp phép)

Danh mục

  • Chính sách
  • Chưa phân loại
  • Kinh tế
  • Luật sư
  • Nhà đất
  • Tài chính
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Văn bản Luật

Bài viết mới

TS. Hồ Minh Sơn: Sang tên sổ đỏ cho con, làm tặng hay lập di chúc thừa kế – Mua bán đất nông nghiệp mà sổ đỏ ‘hết hạn sử dụng’ có phải xác nhận lại không?

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh

Tập đoàn Calgary thăm, làm việc với Tập đoàn Aiqi Biotechnology Co.,Ltd., tại Trung Quốc

Thi hành án dân sự TP HCM đổi tên, tổ chức lại hệ thống 19 phòng khu vực

TS. Hồ Minh Sơn thông tin về việc không cần thị thực khi nhập cảnh vào Nga và quy định về nhập quốc tịch thay đổi?

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội – Mỗi năm người lao động được nghỉ phép bao nhiêu ngày?

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư