tuvanphapluatvietnam.vn
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư
Thứ Sáu, Tháng 5 9, 2025
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
tuvanphapluatvietnam.vn
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Tin luật pháp

Nhờn luật vì sao?

bỏi admin
15 Tháng 3, 2025
trong Tin luật pháp
Nhờn luật vì sao?

(TVPLVNO) – Nghị định 168 có hiệu lực hơn 2 tháng; quy định cụ thể những hành vi vi phạm giao thông kèm mức phạt tăng cao khiến có những ý kiến trái chiều. Nhưng, bước đầu đã đem lại những tác động tích cực…

Dù gây ra tranh cãi, chủ yếu là về việc tăng nặng mức phạt, nhưng rõ ràng khi áp dụng, Nghị định 168 đã góp phần làm thay đổi hành vi tham gia giao thông của nhiều người, theo hướng tích cực.

Giảm tai nạn giao thông, hạn chế tình trạng vượt đèn đỏ, đi sai làn, phóng nhanh vượt ẩu, dừng đỗ đúng quy định, tuân thủ việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy tham gia giao thông…

Chỉ khi mỗi cá nhân tham gia giao thông tự ý thức được hành vi của mình vì cộng đồng chứ không phải vì sợ bịphạt nặng vì lỗi vi phạm mới khiến bộ mặt giao thông thay đổi

Thế nhưng, cũng chỉ sau hơn 2 tháng chấp hành nghiêm chỉnh, phần lớn vẫn theo kiểu “ép buộc”, chấp hành vì đa phần sợ mức phạt quá nặng, thì đến nay, tình trạng vi phạm luật khi tham gia giao thông nhưnhững ngày chưa áp dụng Nghị định 168 có vẻ như đã… từng bước quay lại.

Người ta nói rằng, luật dù nghiêm đến đâu nhưng nếu không thực hiện nghiêm túc, nhất quán, và làm trong thời gian dài thì rất khó để tạo thành thói quen, và nhất là dẫn đến tình trạng “nhờn luật”. Có thể hiểu được rằng, dù có nỗ lực đến mấy, lực lượng chức năng, cụ thể là cảnh sát giao thông cũng không thể đủ lực lượng để rải đều khắp các tuyến đường để đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.

Tất cả đều phải dựa vào ý thức của người dân – những người tham gia giao thông hằng ngày.

Câu hỏi đặt ra: Tại sao, luật mới tăng mức phạt nặng như thế, nhưng người ta vẫn sẵn sàng vi phạm? Dù biết rõ mình đang phạm luật?

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe thấy một vài người khi được phỏng vấn rằng: Tại sao lại vượt đèn đỏ, tại sao chở quá tải, tại sao không đội mũ bảo hiểm? vân vân và vân vân… Câu trả lời hầu hết đều khá hài hước, đó là: Nhà gần, chạy ù ra chợ tí nên quên không đội mũ bảo hiểm. Vội quá nên vượt đèn đỏ. Thậm chí khóc lóc khi bị xử phạt, vì không nghĩ rằng bị… phạt nặng đến như thế? Có anh lãnh đạo phường nọ chở vợ đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị người dân phát hiện thì còn viện lý do: Bị mất mũ!?

Nhưng đằng sau những câu trả lời ấy, đều nhận thấy rằng, tất cả họ đều biết việc mình làm là phạm luật.

Trở lại câu hỏi vì sao biết mà vẫn vi phạm luật? Có lẽ, phải trả lời câu hỏi: Chúng ta đã dạy gì cho trẻ con khi chúng bắt đầu biết nhận thức? Đã dạy gì cho thế hệ trẻ khi con cái chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường?

Năm nào cũng cải cách, năm nào cũng thay đổi sách giáo khoa, năm nào con cái chúng ta cũng phải chạy đua với việc học ngoại ngữ để lấy chứng chỉ nọ kia cho đủ điều kiện vào đại học hoặc ít nhất ngoại ngữ sẽđược coi là niềm tự hào của cha mẹ khi con cái họ nói “tiếng Tây” nhoay nhoáy…

Nhưng bộ môn quan trọng nhất là Giáo dục công dân thì vẫn chỉ là một môn học phụ. Không nhà trường nào muốn dạy “tử tế”, và không đứa trẻ nào muốn nghiêm túc học môn học này. Và tất nhiên, không được đưa vào bất kỳ một cuộc thi quan trọng nào, chỉ cần đủ điểm kiểm tra cuối kỳ, là xong.

Những đứa trẻ đã quá quen với việc cha mẹ chúng “làm gương” trong việc vi phạm luật giao thông? Nên khi lớn lên, không hề ý thức được việc làm sai của mình?

Tại sao trẻ con, thanh niên bây giờ nói tục, chửi bậy như một thói quen và là một phần không thể thiếu trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày. Đến mức được coi là bình thường? Tại sao hình ảnh những đứa trẻngồi sau xe bố mẹ ăn uống xong vứt thẳng rác tung tóe ra đường rất phổ biến?

Tại sao nhiều người trẻ không còn thần tượng những danh nhân lịch sử, những người tài giỏi đương thời, mà lại đi thần tượng các anh chị xã hội đen, những cô gái hằng ngày lên mạng khoe da thịt và cuộc sống sang chảnh? Và từ đó ước mơ không cần phải làm gì cũng có nhiều tiền như các “thần tượng” trên mạng ấy?

Đó là thực tế mà dù có kể mãi vẫn không hết… Câu chuyện nghe có vẻ đi quá xa với chủ đề tuân thủ luật giao thông, nhưng có lẽ nó lại gần gũi hơn chúng ta tưởng. Giáo dục, và giáo dục những điều thực tế ngay từ khi một đứa trẻ bắt đầu có nhận thức, đó là việc làm quan trọng nhất, để các cá nhân khi trưởng thành có hiểu biết, nắm rõ được những quy tắc xã hội, tự giác điều chỉnh hành vi bản thân góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp với những hành động văn minh và tuân thủ pháp luật như một lẽ tự nhiên.

Quang Hùng/VOV-Giao thông

https://vov.vn/goc-nhin/nhon-luat-vi-sao-post1161360.vov

admin

admin

Bài viết liên quan

Góc nhìn pháp lý từ một phiên xử ‘cướp tài sản’: Có nên xem xét quy định hành vi đòi nợ trái luật là tội danh độc lập?

Góc nhìn pháp lý từ một phiên xử ‘cướp tài sản’: Có nên xem xét quy định hành vi đòi nợ trái luật là tội danh độc lập?

bỏi admin
24 Tháng 4, 2025

(TVPLVNO) - Trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, những hành vi đi đòi nợ mà sử dụng...

Cảnh báo lợi dụng hình thức ‘xe ôm công nghệ’ để lừa đảo

Cảnh báo lợi dụng hình thức ‘xe ôm công nghệ’ để lừa đảo

bỏi admin
20 Tháng 4, 2025

(TVPLVNO) - Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân sử dụng các app xe công nghệ cần...

Cẩn thận khi tham gia các cuộc “bốc phốt” có thể “sói mòn” trong tâm hồn giới trẻ về những ‘scandal’ gây ‘ô nhiễm’ không gian mạng

Cẩn thận khi tham gia các cuộc “bốc phốt” có thể “sói mòn” trong tâm hồn giới trẻ về những ‘scandal’ gây ‘ô nhiễm’ không gian mạng

bỏi admin
2 Tháng 4, 2025

(TVPLO) - Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, việc khai thác,...

Xem nhiều

  • Góc nhìn pháp lý từ việc ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi bổ sung Thông tư 67/2019/TT-BCA

    Góc nhìn pháp lý từ việc ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi bổ sung Thông tư 67/2019/TT-BCA

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam phối hợp Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn tổ chức toạ đàm “Phát triển du lịch trang trại – Những vấn đề pháp lý liên quan”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vụ Chùa Bát Nhã dưới góc độ pháp lý: Khi đạo pháp và pháp luật giao thoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
tuvanphapluatvietnam.vn

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS): 43/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 16/08/2024

Luật gia Phạm Trắc Long - Giám đốc
Luật sư Phạm Lan Thảo - Phó giám đốc
Luật sư Nguyễn Xuân Hoàng - Đoàn Luật sư TP.HCM

Địa chỉ:

Số 44/67, phố Cảm Hội, phường Dống Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số 412, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM

Điện thoại :0903683168 - 0919999368
(Trang đang chạy thử, chờ cấp phép)

Danh mục

  • Chính sách
  • Chưa phân loại
  • Kinh tế
  • Luật sư
  • Nhà đất
  • Tài chính
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Văn bản Luật

Bài viết mới

Thù lao, chi phí phát sinh của luật sư như thế nào khi giúp khách hàng đòi được quyền lợi?

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Hành vi lấn chiếm đất theo quy định mới nhất – Các trường hợp người nước ngoài không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở

Hiệp hội VFAEA tham dự Hội nghị triển khai Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc

Bước tiến quan trọng về chính sách hình sự với hình phạt ‘tù chung thân không xét giảm án’ và yếu tố pháp lý liên quan hành vi che giấu tội phạm

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Đất chưa có sổ đỏ, khi ly hôn – Sổ đỏ của gia đình bị người thân cầm cố, xử lý thế nào?

Hiệp hội VFAEA; Viện IMRIC; Viện IRLIE; Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam: Thăm, làm việc với Công ty phân hữu cơ công nghệ mới Biotranssignal Co., LTD

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư