(TVPLVNO) – Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người được trợ giúp pháp lý (TGPL), giảm thiểu những vấn đề bức xúc diễn ra trong đời sống hàng ngày. Trong suốt thời gian qua, công tác tuyên truyền, TGPL cho người dân, doanh nghiệpluôn được đẩy mạnh, giúp họ tiếp cận với chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội.
Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE); Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam giao Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tổ chức tuyên truyền TGPL cho người dân và các thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật (Viện IRLIE) và Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE (Viện IMRIC) vào sáng ngày 06/07/2025, tại số 412, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Qua đó, BTC cho rằng không ngừng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng TGPL cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp lậut, tư vấn viên pháp luật và luật sư; soạn thảo các nội dung pháp luật đăng tải trên các trang tin điẹn tử, mạng xã hội trực thuộc; xây dựng các bảng tin tại các cơ quan tiến hành tố tụng; cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện công tác tuyên truyền và TGPL cho người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật và các đối tượng chính sách các văn bản luật về đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình, khiếu nại, tố cáo, vấn đề dân chủ ở cơ sở và những quy định pháp luật khác liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân… Ngoài ra, tiến hành khảo sát nhu cầu của người dân, doanh nghiệp cần được TGPL để tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chú trọng tuyên truyền cho nhóm đối tượng có nhu cầu trợ giúp pháp lý về cùng một vấn đề hay cùng một nội dung cần tư vấn, trợ giúp.
Để công tác TGPL, đặc biệt là TGPL trong hoạt động tố tụng phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn cuộc sống, TRung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) thường xuyên tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Trung tâm TVPLMS đã cung cấp đơn yêu cầu TGPL, tờ thông tin về TGPL, các biểu mẫu, sổ vụ việc theo quy định của Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Quy định về phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng cho các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thời gian tới, các luật gia, luật sư, tư vấn viên và cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm TTTVPLMS tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt chú trọng truyền thông, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ TGPL. Xin trích lược hai tình huống TGPL:
Tình huống thứ nhất: Không nộp tiền sử dụng đất suất tái định cư, có bị thu hồi không?
Thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE nêu câu hỏi: Sau khi thu hồi đất thì được nhà nước bố trí một nền tái định cư. Mới đây, tôi nhận được thư mời đến làm các thủ tục nhận nền. Thế nhưng, vì gia đình chưa có đủ tiền để nộp tiền sử dụng đất nên lo lắng liệu nhà nước có thu hồi nền tái định cư đã cấp không? Người dân có quyền gia hạn nộp tiền sử dụng đất hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Đất đai 2024, việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời, người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước là một trong các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai…
Theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 102/2024 quy định cụ thể việc thu hồi đất đối với người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thực hiện như sau: Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước quy định tại khoản 6 Điều 81 Luật Đất đai là trường hợp người sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế nhưng không chấp hành thì cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị thu hồi đất.
Do đó, nếu người sử dụng đất không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền sử dụng đất mà đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện nhưng không chấp hành thì sẽ bị thu hồi đất.
Tại Điều 26 Nghị định 88/2024 quy định đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất quy định tại khoản 3 Điều 111 của Luật Đất đai là người được bố trí tái định cư mà tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn tiền sử dụng đất phải nộp khi được giao đất tái định cư, nếu có nhu cầu ghi nợ tiền sử dụng đất và cam kết thực hiện bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ.
Qua đó, giá đất để tính ghi nợ tiền sử dụng đất là giá đất được xác định theo bảng giá đất tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khi thanh toán nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất trả nợ theo số tiền sử dụng đất được nợ ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đối với mức tiền sử dụng đất ghi nợ đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được xác định bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất phải nộp khi hộ gia đình, cá nhân được giao đất tái định cư trừ (-) giá trị được bồi thường về đất. Trong trường hợp thuộc đối tượng được hỗ trợ tái định cư, nếu số tiền sử dụng đất phải nộp lớn hơn giá trị suất tái định cư tối thiểu thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất lớn hơn phải nộp.
Theo Khoản 2 Điều 22 Nghị định 103/2024, đối với trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất của người được bố trí tái định cư quy định tại khoản 3 Điều 111 Luật Đất đai, người sử dụng đất có nhu cầu ghi nợ tiền sử dụng đất nộp đơn đề nghị ghi nợ tiền sử dụng đất và giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất cùng với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật (trong đó bao gồm: Quyết định giao đất tái định cư và Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt) tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan có chức năng quản lý đất đai hoặc bộ phận một cửa liên thông.
Tình huống thứ hai: Có 04 quy định mới về cấp sổ đỏ chính thức hiệu lực
Kể từ ngày 1/7/2025, 4 quy định mới liên quan đến việc cấp sổ đỏ chính thức có hiệu lực, công dân có thể tra cứu các quy định này để bảo đảm quyền lợi nhà, đất ở (nếu có).
Ủy ban nhân dân cấp xã chính thức có thẩm quyền cấp sổ đỏ: Nghị định số 151/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2025.
Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 151 nêu trên quy định về thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, bao gồm: Chấp thuận phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế; Quyết định thu hồi đất; Ban hành Thông báo thu hồi đất; Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Phê duyệt phương án cưỡng chế quyết định thu hồi đất và kinh phí cho hoạt động cưỡng chế; Quyết định giá đất cụ thể; Quyết định giá bán nhà ở tái định cư trong địa bàn; Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; Xác định lại diện tích đất ở và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; Ghi giá đất trong quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp áp dụng giá đất trong bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; ban hành quyết định giá đất thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp xác định giá đất cụ thể; Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất; Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân; quyết định giao đất đối với cộng đồng dân cư; quyết định giao đất nông nghiệp cho cá nhân; Phê duyệt phương án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai để thực hiện dự án chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn, mở rộng, nâng cấp đường giao thông nông thôn.
Niên hiệu giải quyết cấp sổ đỏ không quá 3 ngày: Tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 101/2024/NĐ-CP quy định thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau: “Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu là không quá 3 ngày làm việc”. Trong đó, đối với cấp sổ đỏ lần đầu (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất): Thời gian tối đa là 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Người dân có thể nộp hồ sơ trong cùng tỉnh ở các đơn vị: Một điểm mới tạo thuận lợi rõ rệt cho người dân là từ ngày 1/7/2025, hồ sơ đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cả đăng ký lần đầu và đăng ký biến động) có thể nộp tại bất kỳ đơn vị tiếp nhận hồ sơ nào trong cùng địa bàn tỉnh, thay vì chỉ được nộp tại nơi có đất như trước đây.
Cấp sổ đỏ không cần xác nhận vướng quy hoạch, không tranh chấp, đất sử dụng ổn định: Tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 151, Ủy ban nhân dân cấp xã khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất không phải thực hiện riêng việc xác nhận về sự phù hợp với quy hoạch, không tranh chấp, đất sử dụng ổn định. Quy định này giúp cho người dân thực hiện thủ tục cấp Sổ đỏ một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Phó viện trưởng Viện IRLIE, ThS. Phạm Trắc Long – Giám đốc Trung tâm TVPLMS