(TVPLVNO) – Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người được trợ giúp pháp lý (TGPL), giảm thiểu những vấn đề bức xúc diễn ra trong đời sống hàng ngày. Trong suốt thời gian qua, công tác tuyên truyền, TGPL cho người dân, doanh nghiệpluôn được đẩy mạnh, giúp họ tiếp cận với chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội.
Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) và Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tổ chức tuyên truyền TGPL cho người dân và các thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật (Viện IRLIE) và Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE (Viện IMRIC) vào sáng ngày 02/07/2025 mới đây, tại số 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Qua đó, BTC không ngừng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng TGPL cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp lậut, tư vấn viên pháp luật và luật sư; soạn thảo các nội dung pháp luật đăng tải trên các trang tin điẹn tử, mạng xã hội trực thuộc; xây dựng các bảng tin tại các cơ quan tiến hành tố tụng; cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện công tác tuyên truyền và TGPL cho người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật và các đối tượng chính sách các văn bản luật về đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình, khiếu nại, tố cáo, vấn đề dân chủ ở cơ sở và những quy định pháp luật khác liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân… Ngoài ra, tiến hành khảo sát nhu cầu của người dân, doanh nghiệp cần được TGPL để tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chú trọng tuyên truyền cho nhóm đối tượng có nhu cầu trợ giúp pháp lý về cùng một vấn đề hay cùng một nội dung cần tư vấn, trợ giúp.
Để công tác TGPL, đặc biệt là TGPL trong hoạt động tố tụng phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn cuộc sống, TS. Hồ Minh Sơn thường xuyên tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Trung tâm TTLCC và Trung tâm TVPLMS đã cung cấp đơn yêu cầu TGPL, tờ thông tin về TGPL, các biểu mẫu, sổ vụ việc theo quy định của Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Quy định về phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng cho các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thời gian tới, TS. Hồ Minh Sơn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt chú trọng truyền thông, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ TGPL. Dướiđây là hai tình huống mà TS. Hồ Minh Sơn đã thực hiện TGPL:
Tình huống thứ nhất: Sang tên sổ đỏ cho con, làm tặng hay lập di chúc thừa kế
Thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Kinh tế hội nhập nêu câu hỏi: Sang tên sổ đỏ cho con là quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cả gia đình. Hai hình thức phổ biến là tặng cho và lập di chúc. Vậy đâu là lựa chọn phù hợp nhất?
Căn cứ vào Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015. Đây là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình cho bên nhận mà không yêu cầu đền bù. Đối với quyền sử dụng đất, việc tặng cho bắt buộc phải thực hiện bằng hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký sang tên theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013.
Tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định là tuyên bố thể hiện ý chí của người lập nhằm định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi mình qua đời. Di chúc có thể được lập bằng văn bản có công chứng, chứng thực hoặc bằng miệng, tùy theo quy định pháp luật.
Như vậy, việc tặng cho quyền sử dụng đất: Đây là hình thức phổ biến khi cha mẹ còn sống và muốn chuyển quyền sở hữu cho con cái một cách nhanh chóng.
Tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013: Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trừ một số trường hợp đặc biệt), đất không bị kê biên, không có tranh chấp và còn thời hạn sử dụng. Tại điểm a, khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng tặng cho bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ theo Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015, thêm một lợi thế khác của hình thức tặng cho là cha mẹ có thể tặng cho có điều kiện (ví dụ: con phải nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, không được bán nhà khi chưa được đồng ý…). Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là khi đã sang tên sổ đỏ cho con, cha mẹ sẽ không có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho nữa.
Tại điều Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sử dụng đất là tài sản có thể được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật sau khi người có quyền sử dụng đất qua đời.
Do đó, nếu lập di chúc, người để lại tài sản có thể chỉ định cụ thể người được hưởng, nội dung và tỉ lệ chia. Di chúc có thể lập bằng văn bản hoặc bằng miệng, nhưng để tránh rủi ro, nên lập văn bản có công chứng hoặc chứng thực, đặc biệt khi liên quan đến tài sản lớn như đất đai.
Tại khoản 5 Điều 643 BLDS 2015), nếu người để lại di chúc có con chưa thành niên hoặc người phụ thuộc, dù không có tên trong di chúc, họ vẫn được hưởng một phần tài sản. Thế nhưng, rủi ro lớn nhất của thừa kế theo di chúc là nguy cơ bị tranh chấp. Điều này thường xảy ra khi có nhiều người thừa kế, nội dung di chúc không rõ ràng, hoặc người lập di chúc không còn minh mẫn. Nếu di chúc bị tuyên bố không hợp pháp, việc chia tài sản sẽ quay về theo luật, tức là chia đều, dễ dẫn đến mâu thuẫn và kiện tụng kéo dài.
Qua đó, nếu muốn chuyển quyền sử dụng đất cho con ngay khi còn sống, đảm bảo sự chủ động, rõ ràng và hạn chế tranh chấp thì tặng cho là phương án thuận lợi hơn. Ngược lại, nếu muốn giữ quyền kiểm soát tài sản đến cuối đời hoặc chưa thực sự sẵn sàng chuyển nhượng, lập di chúc để thừa kế là cách phù hợp hơn. Dẫu biết rằng lựa chọn cách nào, các bên cũng cần hiểu rõ quy định pháp luật để thực hiện đúng trình tự, tránh phát sinh rủi ro về sau. Đặc biệt, nên tham vấn ý kiến luật sư hoặc công chứng viên trong từng bước thực hiện.
Tình huống thứ 2: Mua bán đất nông nghiệp mà sổ đỏ ‘hết hạn sử dụng’ có phải xác nhận lại không?
Thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật nêu câu hỏi: Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã hết thời hạn sử dụng đất (nguồn gốc do Nhà nước giao hoặc công nhận quyền sử dụng đất, tại điểm a khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai 2024), thì có cần xác nhận lại thời hạn sử dụng trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) trước khi thực hiện các quyền như chuyển nhượng, tặng cho hay không?
NHư quý vị đã biết, đất nông nghiệp trong hạn mức quy định khi hết thời hạn sử dụng đất (50 năm), thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn mới (50 năm) mà không phải làm thủ tục gia hạn. Tại điểm a khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai năm 2024, thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân trực tiếp sản xuất là 50 năm, áp dụng cho các loại đất: trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối, rừng sản xuất là rừng trồng.
Tại điểm a khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai, khi hết thời hạn sử dụng đất (50 năm), thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định (50 năm) mà không phải làm thủ tục gia hạn, kể cả khi thực hiện các quyền được quy định tại khoản 1 Điều 174 Luật Đất đai”, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho hay.
Tại khoản 1 Điều 174 Luật Đất đai năm 2024, về gia hạn thời hạn sử dụng đất của người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nội dung này.
Tại khoản 3 Điều 172 của Luật này, thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất có quy định thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền sử dụng đất. Việc gia hạn sử dụng đất thực hiện.
Trong trường hợp nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất của cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thông qua nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc nhận quyền sử dụng đất trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ, bản án, quyết định của tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành mà hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Điều 172 của Luật này mà không phải làm thủ tục gia hạn. Từ đó, quý vị nên liên hệ với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để giải quyết theo quy định.
TTV TVPL Bùi Văn Hải (Trung tâm TTLCC) – TTV TVPL Trần Ngọc Danh (Trung tâm TVPLMS)