tuvanphapluatvietnam.vn
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư
Thứ Tư, Tháng 7 9, 2025
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
tuvanphapluatvietnam.vn
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Luật sư

Hỏi – Đáp pháp luật: Chồng không thể cầm CCCD của vợ đi mở tài khoản ngân hàng – Bạn mượn căn cước công dân đi vay, mình có phải trả nợ?

bỏi admin
1 Tháng mười một, 2024
trong Luật sư
Hỏi – Đáp pháp luật: Chồng không thể cầm CCCD của vợ đi mở tài khoản ngân hàng – Bạn mượn căn cước công dân đi vay, mình có phải trả nợ?

(TVPLVNO) – Mới đây, Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) đã nhận được một số yêu cầu hỗ trợ pháp lý liên quan đến Bộ luật Dân sự 2015. Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn xin trả lời sau: Việc mở tài khoản ngân hàng yêu cầu người mở phải trực tiếp tham gia và ký xác nhận, cũng như cung cấp giấy tờ tùy thân của chính họ. Cùng với đó, trong trường hợp bị người khác lấy cắp thông tin căn thẻ căn cước hay căn cước công dân để vay nợ thì bạn không phải trả nợ…

Ảnh minh hoạ

Chồng cầm CCCD của vợ đi mở tài khoản ngân hang được không?

Nguyên nhân không thể nhờ người khác mở tài khoản ngân hàng hộ:

– Do quy định của ngân hàng: Mỗi ngân hàng có các quy định nghiêm ngặt riêng để bảo vệ thông tin cá nhân. Và một trong những quy định đó là ngân hàng sẽ yêu cầu bạn phải tự xác nhận giấy tờ và thông tin cá nhân.

– Nhận diện khuôn mặt của chủ thẻ: Khi bạn đăng ký mở thẻ, nhân viên ngân hàng sẽ so sánh khuôn mặt trong giấy tờ tùy thân của bạn (như chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân) với khuôn mặt của người đến mở thẻ. Nếu không khớp, họ sẽ không đồng ý làm thẻ.

– Nhận diện chữ ký chính chủ: Bạn cần phải ký tên trực tiếp để ngân hàng lưu giữ chữ ký. Chữ ký này sẽ được dùng để đối chiếu trong các lần giao dịch sau. Do đó, người khác không thể ký thay bạn khi mở thẻ. Tốt nhất, bạn nên tự mở thẻ để bảo mật thông tin.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 16/2020/TT-NHNN thì hồ sơ mở tài khoản thanh toán của cá nhân gồm có: Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này; Các giấy tờ tùy thân bao gồm thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi và chưa có hộ chiếu); thị thực nhập cảnh còn thời hạn hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài), trừ trường hợp cá nhân là người nước ngoài mở tài khoản thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư này; Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật (sau đây gọi chung là người đại diện theo pháp luật của cá nhân)…

Căn cứ tại điểm a, b khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm: Trường hợp người đại diện theo pháp luật là cá nhân: giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật của cá nhân và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán; Trường hợp người đại diện theo pháp luật là pháp nhân: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật; các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của pháp nhân đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán; giấy tờ tùy thân và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó.

Tại Khoản 5 Điều này có quy định về thủ tục mở tài khoản như sau: Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đảm bảo thu thập mẫu chữ ký, chứng thư số (nếu có) của chủ tài khoản hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản và những người khác có liên quan (nếu có), mẫu dấu (nếu có, đối với chủ tài khoản là tổ chức) để kiểm tra, đối chiếu trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán.

Vì vậy, khi mở tài khoản ngân hàng cho cá nhân nào thì chính cá nhân đó phải là người thực hiện thủ tục, có mẫu chữ ký của người chủ tài khoản (trừ trường hợp mở thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật).

Bạn mượn căn cước công dân đi vay, mình có phải trả nợ?

Căn cứ tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Do đó, việc vay nợ chỉ được xác lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên dưới tinh thần tự nguyện.

Trong trường hợp bản thân bị người khác lấy cắp thông tin căn thẻ căn cước hay căn cước công dân để vay nợ nhưng trên thực tế không thực hiện giao dịch vay tiền, không nhận tiền vay thì không có nghĩa vụ phải trả nợ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người bị lấy cắp thông tin phải chứng minh được bản thân không phải là người thực hiện việc vay tiền.

Đồng thời, đối với việc người lấy thông tin căn cước công dân, thẻ căn cước, giả chữ ký của người khác nhưng tổ chức cho vay tín dụng vẫn cho vay. Việc này nếu người dân phát hiện bản thân không vay, không ký thì có ý kiến với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ vì việc này có dấu hiệu phạm tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cần làm rõ, việc có hay không có nhân viên tín dụng thông đồng với bên vay làm giấy tờ giả để nhanh chóng giải ngân. Trên thực tế rất nhiều trường hợp như thế này xảy ra.

Căn cứ theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020/TT-BCA để được cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, xác minh sự việc cũng như đưa ra phương án xử lý với người lấy cắp thông tin. Riêng trường hợp giấy tờ nhân thân bị rơi, mất thì phải nhanh chóng thông báo với cơ quan có thẩm quyền về việc làm rơi, mất giấy tờ nhân thân của mình. Trong trường hợp giấy tờ chứa thông tin cá nhân bị đánh rơi, mất thì phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Trong đó, hành vi sử dụng thông tin cá nhân của người khác không đúng mục đích hoặc không có sự đồng ý của chủ thể, có thể sẽ bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 điều 84 nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi nghị định 14/2022/NĐ-CP). Song song đó, phải chịu thiệt hại do hành vi tự ý chiếm giữ và sử dụng thông tin căn cước công dân để vay tiền, người dân có thể khởi kiện người đó yêu cầu bồi thường thiệt hại theo khoản 1 điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.

LG. Phạm Trắc Long – GĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn

 

admin

admin

Bài viết liên quan

TS. Hồ Minh Sơn phân tích tình huống pháp lý vụ cô gái không trả lại tiền cho người chuyển khoản nhầm và ‘cô giáo vùng cao’ phát ngôn run sợ khi đến Nha Trang?

TS. Hồ Minh Sơn phân tích tình huống pháp lý vụ cô gái không trả lại tiền cho người chuyển khoản nhầm và ‘cô giáo vùng cao’ phát ngôn run sợ khi đến Nha Trang?

bỏi admin
6 Tháng 7, 2025

(TVPLVNO) - Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp...

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS): Không nộp tiền sử dụng đất suất tái định cư, có bị thu hồi – Một số quy định mới về cấp sổ đỏ?

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS): Không nộp tiền sử dụng đất suất tái định cư, có bị thu hồi – Một số quy định mới về cấp sổ đỏ?

bỏi admin
6 Tháng 7, 2025

(TVPLVNO) - Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp...

Dân đội đơn đi tìm công lý: Ba thửa đất, một lệnh cưỡng chế kỳ lạ và nhiều dấu hỏi pháp lý

Dân đội đơn đi tìm công lý: Ba thửa đất, một lệnh cưỡng chế kỳ lạ và nhiều dấu hỏi pháp lý

bỏi admin
5 Tháng 7, 2025

Thái Nguyên – Ba thửa đất với tổng diện tích hơn 300m² của gia đình ông Nguyễn Văn Thân (trú...

Xem nhiều

  • Góc nhìn pháp lý từ việc ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi bổ sung Thông tư 67/2019/TT-BCA

    Góc nhìn pháp lý từ việc ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi bổ sung Thông tư 67/2019/TT-BCA

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam phối hợp Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn tổ chức toạ đàm “Phát triển du lịch trang trại – Những vấn đề pháp lý liên quan”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vụ Chùa Bát Nhã dưới góc độ pháp lý: Khi đạo pháp và pháp luật giao thoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
tuvanphapluatvietnam.vn

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS): 43/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 16/08/2024

Luật gia Phạm Trắc Long - Giám đốc
Luật sư Phạm Lan Thảo - Phó giám đốc
Luật sư Nguyễn Xuân Hoàng - Đoàn Luật sư TP.HCM

Địa chỉ:

Số 44/67, phố Cảm Hội, phường Dống Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số 412, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM

Điện thoại :0903683168 - 0919999368
(Trang đang chạy thử, chờ cấp phép)

Danh mục

  • Chính sách
  • Chưa phân loại
  • Kinh tế
  • Luật sư
  • Nhà đất
  • Tài chính
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Văn bản Luật

Bài viết mới

Long Beach Mart – Siêu thị du lịch hiện đại bậc nhất Đặc khu Phú Quốc

Small Duck Viet Nam – Đón tiếp Chủ tịch Tập đoàn Calgary đến thăm và làm việc tại hệ thống siêu thị Small Duck Việt Nam

Vũng Tàu đón sóng tri thức: Hội nghị Khoa học dược Nhà thuốc TP.HCM mở rộng lần III – 2025

Thăm nhà thùng nước mắm nổi tiếng Phú Quốc – Hồng Đức 1 thương hiệu truyền đời hơn 130 năm

Trạm CSGT Đa Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh niên– Trao trợ cấp học tập cho thiếu nhị bị ảnh hưởng bởi Covid -19

TS. Hồ Minh Sơn phân tích tình huống pháp lý vụ cô gái không trả lại tiền cho người chuyển khoản nhầm và ‘cô giáo vùng cao’ phát ngôn run sợ khi đến Nha Trang?

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư