tuvanphapluatvietnam.vn
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư
Thứ Năm, Tháng 6 12, 2025
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
tuvanphapluatvietnam.vn
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Chính sách

Làm rõ hơn thẩm quyền tổ chức thi hành án giữa cơ quan THADS và Văn phòng Thừa phát lại

bỏi admin
23 Tháng 5, 2025
trong Chính sách
Làm rõ hơn thẩm quyền tổ chức thi hành án giữa cơ quan THADS và Văn phòng Thừa phát lại

(TVPLVNO) – Ngày 22/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì phiên họp thẩm định dự án Luật Thi hành án dân sự(THADS) (sửa đổi).

Toàn cảnh buổi làm việc.

Theo báo cáo tại phiên họp, Luật THADS được Quốc hội thông qua năm 2008. Sau 15 năm thi hành, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Luật THADS đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc.

Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương xã hội hóa một số hoạt động THADS theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX, Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008, Nghị quyết số36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 và Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 về thực hiện chế định Thừa phát lại; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Theo đó, Thừa phát lại đã hoạt động từ năm 2008, từng bước đi vào đời sống xã hội. Tuy nhiên, kết quả vềhoạt động THADS của Thừa phát lại còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước, nhất là yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Ông Nguyễn Thắng Lợi, Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS phát biểu tại phiên họp.

Theo dự thảo Luật, về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp huy động lực lượng bảo vệ của Thừa phát lại, dự thảo quy định khi tổ chức thi hành án, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án cơ bản như Thủ trưởng cơ quan THADS, trừ thẩm quyền ra quyết định THA và giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm hành chính.

Thừa phát lại có nhiệm vụ, quyền hạn như Chấp hành viên, trừ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với việc áp dụng biện pháp cưỡng chế có huy động lực lượng, dự thảo đưa ra 02 phương án.

Thứ nhất là trong trường hợp cưỡng chế THA cần huy động lực lượng, Văn phòng Thừa phát lại lập kế hoạch cưỡng chế; có văn bản gửi Thủ trưởng cơ quan THADS nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở, kèm theo hồsơ THA để Thủ trưởng cơ quan THADS xem xét, ra quyết định cưỡng chế THA và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế THA.

Thứ hai là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế THA, bao gồm cảcác trường hợp cưỡng chế có huy động lực lượng.

Phát biểu tại phiên họp, PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, chuyên gia pháp luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ đồng tình với phương án 1, bởi lẽ, Thừa phát lại là một thiết chế tư, việc xã hội hóa THA không đồng nghĩa với việc chuyển giao toàn bộ thẩm quyền nhà nước cho tổ chức tư nhân. Đặc biệt, cưỡng chế là vấn đề lớn, liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu và quyền công dân, phải do cơ quan có thẩm quyền nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, chuyên gia pháp luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ.

Bên cạnh đó, PGS.TS Đinh Dũng Sỹ cho rằng, nếu trao thêm thẩm quyền cưỡng chế cho Thừa phát lại, về bản chất sẽ không còn sự phân biệt giữa cơ quan THADS và Thừa phát lại, dẫn đến việc tồn tại song song hai thiết chế – một công, một tư – nhưng chức năng không khác biệt.

Tuy nhiên, ông cũng đề nghị phương án 1 cần được hoàn thiện về cơ chế thực hiện, nhất là trong việc xác định trách nhiệm. Cần làm rõ nếu Thừa phát lại đề nghị cưỡng chế mà cơ quan Thi hành án không ra quyết định thì xử lý ra sao, hoặc nếu phát sinh vi phạm từ quyết định cưỡng chế thì ai sẽ chịu trách nhiệm. Những điểm này hiện vẫn chưa được quy định rõ trong dự thảo luật.

Ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội Thừa phát lại Hà Nội đồng tình với phương án hai, vì phương án này trao thẩm quyền đầy đủ và phù hợp cho Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Tuy nhiên, ông Lạng đề nghị cơquan chủ trì soạn thảo làm rõ hơn thẩm quyền tổ chức THA giữa cơ quan THADS và Văn phòng Thừa phát lại trong việc ra quyết định THA và quyết định cưỡng chế.

Ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội Thừa phát lại Hà Nội.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đưa ra một số góp ý để hoàn thiện dự thảo, bảo đảm tính phù hợp, khả thi hơn như: cần áp dụng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ vào xây dựng cơ sở dữ liệu, liên thông khi giải quyết các vấn đề có liên quan nhằm xử lý công việc nhanh và chính xác hơn; bổ sung những quy định mang tính nguyên tắc, tính khung về mô hình hoạt động của Thừa phát lại; bổ sung quy định về số lượng, tiêu chuẩn, tiêu chí thành lập văn phòng Thừa phát lại…

Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú đánh giá cao sự chuẩn bị của cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc xây dựng dự thảo Luật THADS (sửa đổi). Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát kỹphạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật và hoàn thiện hồ sơ. Về sự phù hợp với chính sách, Thứ trưởng đề nghị vấn đề về Thừa phát lại cần làm rõ hơn để đánh giá tác động, bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú kết luận phiên họp.

Dự thảo Luật cơ bản phù hợp với đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Thứ trưởng đề nghịcơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung thêm nội dung đánh giá sự phù hợp của dự thảo Luật với Nghị quyết số60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban chấp hành Trung ương 11 khóa XIII liên quan đến sắp xếp bộ máy, Kết luận số số 155-KL/TW ngày 17/5/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ nay đến ngày 30/6/2025.

Về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật, Thứ trưởng đề nghị rà soát lại đầy đủ các nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua.

Ngoài ra, về đảm bảo an ninh quốc phòng cần lưu ý vấn đề phát sinh khi thực hiện biện pháp cưỡng chếTHA, cần có đánh giá thêm về vấn đề đảm bảo an ninh. Liên quan đến nội dung về phân cấp, phân quyền, Thứ trưởng đề nghị phải làm rõ trách nhiệm và gia tăng thẩm quyền của Chấp hành viên, làm rõ mối quan hệ của Chấp hành viên với Thủ trưởng cơ quan THADS cấp tỉnh.

Thiên Thanh

https://baophapluat.vn/lam-ro-hon-tham-quyen-to-chuc-thi-hanh-an-giua-co-quan-thads-va-van-phong-thua-phat-lai-post549390.html

admin

admin

Bài viết liên quan

Truyền thông những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế 2024

Truyền thông những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế 2024

bỏi admin
12 Tháng 6, 2025

(TVPLVNO) - Những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 và Luật Bảo hiểm y tế 2024...

Ông Phan Mạnh Hùng – Phó viện trưởng Viện IMRIC; CEO Công ty Mays Ruviteks vinh dự nhận bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre

Ông Phan Mạnh Hùng – Phó viện trưởng Viện IMRIC; CEO Công ty Mays Ruviteks vinh dự nhận bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre

bỏi admin
5 Tháng 6, 2025

(TVPLVNO) - Để ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của cá nhân ông và Công ty trong các hoạt...

Luật sư giỏi, doanh nhân tiêu biểu có thể trở thành công chức mà không cần thi

Luật sư giỏi, doanh nhân tiêu biểu có thể trở thành công chức mà không cần thi

bỏi admin
5 Tháng 6, 2025

(TVPLVNO0 - Bộ Nội vụ đề xuất nhà khoa học, luật sư giỏi, doanh nhân tiêu biểu xuất sắc, nhà...

Xem nhiều

  • Góc nhìn pháp lý từ việc ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi bổ sung Thông tư 67/2019/TT-BCA

    Góc nhìn pháp lý từ việc ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi bổ sung Thông tư 67/2019/TT-BCA

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam phối hợp Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn tổ chức toạ đàm “Phát triển du lịch trang trại – Những vấn đề pháp lý liên quan”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vụ Chùa Bát Nhã dưới góc độ pháp lý: Khi đạo pháp và pháp luật giao thoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
tuvanphapluatvietnam.vn

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS): 43/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 16/08/2024

Luật gia Phạm Trắc Long - Giám đốc
Luật sư Phạm Lan Thảo - Phó giám đốc
Luật sư Nguyễn Xuân Hoàng - Đoàn Luật sư TP.HCM

Địa chỉ:

Số 44/67, phố Cảm Hội, phường Dống Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số 412, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM

Điện thoại :0903683168 - 0919999368
(Trang đang chạy thử, chờ cấp phép)

Danh mục

  • Chính sách
  • Chưa phân loại
  • Kinh tế
  • Luật sư
  • Nhà đất
  • Tài chính
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Văn bản Luật

Bài viết mới

TS. Hồ Minh Sơn: Xuất hóa đơn điện tử, hộ kinh doanh làm gì để không vi phạm pháp luật – Không ghi nội dung chuyển khoản’ để né thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Vì sao, lắp gương chiếu hậu vẫn bị xử phạt – Chuyển làn quên bật xi nhan tài xế có bị thu giữ xe không?

Bệnh viện Lê Văn Thịnh chính thức đưa vào vận hành nhà giặt công nghệ Nhật Bản

Truy xuất nguồn gốc: lá chắn sống còn giữa ma trận hàng giả, hàng nhái

Truyền thông những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế 2024

Nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao Tưởng Duy Lượng ‘bật mí’ nghề phán xử

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư