tuvanphapluatvietnam.vn
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư
Thứ Tư, Tháng 7 16, 2025
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
tuvanphapluatvietnam.vn
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Văn bản Luật

Lo ngại Luật Nhà giáo ‘phá vỡ cấu trúc hệ thống pháp luật hiện nay’

bỏi admin
18 Tháng 9, 2024
trong Văn bản Luật
Lo ngại Luật Nhà giáo ‘phá vỡ cấu trúc hệ thống pháp luật hiện nay’

(TVPLVNO) – Góp ý cho dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều ý kiến băn khoăn về tính đồng bộ với các luật hiện hành, một số đại biểu thậm chí đã đề nghị cân nhắc ban hành luật này.

Ngày 17-9, Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà giáo. Băn khoăn về tính đồng bộ với các luật hiện hành, một số đại biểu thậm chí đã đề nghị cân nhắc ban hành luật này.

Nhà giáo phải là tấm gương tốt nhất về đạo đức, nhân cách 

Nêu ý kiến, PGS.TS Lê Minh Thông (nguyên Trợ lý Chủ tịch Quốc hội) cho rằng để có thể tôn vinh nhà giáo hơn nữa, chấn hưng được nền giáo dục Việt Nam trong điều kiện hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật vềgiáo dục, đào tạo và nhà giáo là điều cấp bách.

Thừa nhận hiện đã có nhiều luật, nhiều quy định liên quan đến giáo dục, đào tạo, trong đó có đề cập đến nhà giáo, nhưng ông Thông nhận xét: Trong chừng mực nào đó, các quy định này chưa tương xứng, ngang tầm với vị trí, vai trò và trách nhiệm của nhà giáo trong thời đại mới.

Ông Lê Minh Thông, nguyên Trợ lý Chủ tịch Quốc hội. 

Mặt khác, theo ông Lê Minh Thông, nội dung của dự thảo đang “phá vỡ cấu trúc hệ thống pháp luật hiện nay”.

Cụ thể, những vấn đề về nhà giáo đã được quy định trong các Luật: Giáo dục, Giáo dục đại học, Giáo dục nghề nghiệp, Viên chức… Vì vậy, nếu làm một luật riêng về nhà giáo sẽ phải rút rất nhiều chế định từ các luật hiện hành và thu hút phần lớn các điều của Luật Viên chức về luật này.

“Nếu vậy, thì còn đâu là Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và đặc biệt còn đâu là Luật Viên chức. Bởi 1,6 triệu giáo viên và 900.000 giáo viên về hưu, tức là khoảng 70% biên chế viên chức nhà nước là giáo viên công lập. Giờ rút hết về đây thì Luật Viên chức có nên tồn tại nữa không, điều chỉnh ai? Có được luật này, chúng ta lại phá vỡ cấu trúc luật khác” – ông Lê Minh Thông nêu hàng loạt vấn đề.

Ông Lê Minh Thông cũng đặt câu hỏi: Nếu đưa nhà giáo ra khỏi Luật Viên chức thì giáo viên công lập có còn là viên chức hay không? Theo ông, viên chức nhà nước vị thế rất khác. Nếu đẩy nhà giáo ra khỏi khái niệm viên chức, đây là một thiệt thòi rất lớn cho giáo viên.

“Nhiều người sẽ giật mình khi mình ra khỏi bộ máy viên chức” – lời ông Lê Minh Thông.

Tán thành với việc ban hành Luật Nhà giáo nhưng ông Lê Minh Thông đề nghị Ban soạn thảo nên cân nhắc lại đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Nguyên Trợ lý Chủ tịch Quốc hội đặt ra hai khả năng. Thứ nhất, hoàn thiện quy định liên quan đến các luật hiện hành để tiếp tục nâng cao vị thế, trách nhiệm nhà giáo.

Thứ hai, ban hành một luật riêng thì phải xử lý lại một cách đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Điều này để đảm bảo rằng luật này ra đời không phá vỡ cấu trúc logic của hệ thống pháp luật hiện nay, không làm mất đi độ cân đối trong nhiều điều khoản của các luật, đặc biệt là 3 luật liên quan đến giáo dục kể trên.

Cũng theo ông Thông, Luật Nhà giáo cần tập trung vào một số chế định mà luật hiện hành chưa rõ. Cụ thể, cần quy định rõ quyền và nghĩa vụ của giáo viên, quan hệ nhà giáo với xã hội, quan hệ nhà giáo với gia đình và đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo.

“Điều quan trọng nhất của nhà giáo không chỉ là trình độ mà còn là đạo đức. Nhà giáo phải là tấm gương tốt nhất về đạo đức, nhân cách, về con người để học sinh noi theo. Nội dung này gần như không được đề cập trong luật” – ông Lê Minh Thông nói.

Nên xây dựng Bộ luật Giáo dục?

Ở vị trí chủ trì hội thảo, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam Trần Anh Tuấn, nêu quan điểm nên chăng xây dựng Bộ luật Giáo dục trên cơ sở hệ thống hóa các quy định của các luật hiện hành (Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp), trong đó dành một chương riêng quy định về nhà giáo cho các loại hình giáo dục hiện nay.

Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ 

“Các thầy cô giáo làm việc trong khu vực công lập vẫn phải là viên chức và thực hiện quản lý theo Luật Viên chức” – ông Trần Anh Tuấn nêu quan điểm.

Ngoài ra, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng “bóng dáng” các thầy cô giáo ở các trường dân lập, tư thục vẫn còn mờ nhạt, chưa thấy đâu trong dự thảo Luật này.

“Không thể thực hiện hợp đồng dạy học như dự thảo đề xuất. Thầy giáo, cô giáo là viên chức thì thực hiện hợp đồng làm việc theo Luật Viên chức. Thầy cô giáo ở trường dân lập, tư thục thực hiện hợp đồng lao động theo Luật Lao động” – vẫn lời Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam.

Trong khi đó, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận nói ông rất trăn trởtrước câu hỏi có nên ban hành Luật Nhà giáo hay không? “Tôi cũng từng đi học và các anh chị ngồi đây có nhiều người là thầy, là cô, hiện vẫn đang đi dạy. Dù vậy, tôi thấy tốt nhất không nên ban hành Luật Nhà giáo” – ông Thuận nêu quan điểm.

Ông Bùi Sĩ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội. 

Đồng tình với các ý kiến phát biểu trước đó, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sĩ Lợi chia sẻ cá nhân ông cũng đi dạy, “cũng muốn có một đạo luật hoành tráng” về nhà giáo.

“Nhưng đọc toàn bộ dự thảo Luật thì thấy bốc chỗ nọ, bốc chỗ kia, nhất là Luật Viên chức” – ông Bùi Sĩ Lợi nói và cho rằng nếu Chính phủ muốn trình Luật Nhà giáo phải làm rõ được sự cần thiết ban hành luật và đặc biệt “không được phá vỡ cấu trúc hệ thống pháp luật của chúng ta”.

Ông Nguyễn Phước Thọ, nguyên Hàm Vụ trưởng điều hành Vụ Pháp luật Văn phòng Chính phủ 

Nêu quan điểm, ông Nguyễn Phước Thọ, nguyên Hàm Vụ trưởng điều hành Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, lại cho rằng: “Nếu phá được cái bất hợp lý, xây dựng một cấu trúc mới, hệ thống mới thì nên làm. Luật này phải đủ sức mạnh để phá vỡ cấu trúc cũ, muốn vậy phải có chất lượng, có tư duy mới”.

Ông Thọ cho rằng Luật Nhà giáo phải tôn vinh, đề cao những giá trị nghề nghiệp của giáo viên. “Rất tiếc trong dự thảo, những vấn đề liên quan đến việc phát triển nghề nghiệp của giáo viên rất mờ nhạt” – ông Thọ nhận xét.

Tại hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho hay dự thảo Luật Nhà giáo đang trong quá trình chuẩn bị để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 8 tới đây.

“Đây là dự luật rất khó, có ý kiến đồng thuận, có ý kiến trái chiều” – bà Nguyễn Thị Mai Hoa nói và cho hay chiều nay (17-9), Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức phiên họp mở rộng, lấy ý kiến Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội để hoàn thiện dự thảo báo cáo thẩm tra sơ bộ.

Theo kế hoạch, ngày 25-9, Thường vụ Quốc hội sẽ họp cho ý kiến về dự thảo Luật này.

ĐỨC MINH

https://plo.vn/lo-ngai-luat-nha-giao-pha-vo-cau-truc-he-thong-phap-luat-hien-nay-post810529.html

admin

admin

Bài viết liên quan

Thi hành án dân sự TP HCM đổi tên, tổ chức lại hệ thống 19 phòng khu vực

Thi hành án dân sự TP HCM đổi tên, tổ chức lại hệ thống 19 phòng khu vực

bỏi admin
2 Tháng 7, 2025

(TVPLVNO) - Ngày 2-7, cơ quan thi hành án dân sự (THADS) TP HCM chính thức thông tin về việc...

Đăng ký kết hôn, chuyển nhượng đất không còn ngược xuôi hỏi thủ tục nhờ AI Pháp luật

Đăng ký kết hôn, chuyển nhượng đất không còn ngược xuôi hỏi thủ tục nhờ AI Pháp luật

bỏi admin
1 Tháng 7, 2025

(TVPLVNO) - Sau 2 câu hỏi gửi tới AI Pháp luật và vài thao tác đơn giản, chị Quỳnh đã...

Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh cần chuẩn bị gì để tránh rủi ro?

Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh cần chuẩn bị gì để tránh rủi ro?

bỏi admin
22 Tháng 6, 2025

(TVPLVNO) - Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ không còn nộp thuế khoán mà phải kê khai doanh thu...

Xem nhiều

  • Góc nhìn pháp lý từ việc ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi bổ sung Thông tư 67/2019/TT-BCA

    Góc nhìn pháp lý từ việc ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi bổ sung Thông tư 67/2019/TT-BCA

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam phối hợp Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn tổ chức toạ đàm “Phát triển du lịch trang trại – Những vấn đề pháp lý liên quan”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vụ Chùa Bát Nhã dưới góc độ pháp lý: Khi đạo pháp và pháp luật giao thoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
tuvanphapluatvietnam.vn

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS): 43/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 16/08/2024

Luật gia Phạm Trắc Long - Giám đốc
Luật sư Phạm Lan Thảo - Phó giám đốc
Luật sư Nguyễn Xuân Hoàng - Đoàn Luật sư TP.HCM

Địa chỉ:

Số 44/67, phố Cảm Hội, phường Dống Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số 412, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM

Điện thoại :0903683168 - 0919999368
(Trang đang chạy thử, chờ cấp phép)

Danh mục

  • Chính sách
  • Chưa phân loại
  • Kinh tế
  • Luật sư
  • Nhà đất
  • Tài chính
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Văn bản Luật

Bài viết mới

TS. Hồ Minh Sơn phân tích tình huống pháp lý về trào lưu đăng ảnh AI ‘bị cảnh sát giao thông xử phạt’ và “ranh giới” định danh mô hình tài chính thay thế?

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Kết hôn không đăng ký, chưa đủ tuổi có được ly hôn – Đừng để hủ tục làm mất quyền thừa kế của con gái?

Công an phường Xuân Hương – Đà Lạt (Lâm Đồng): Ra quân đợt cao điểm trấn áp tội phạm

Nhiều thay đổi trong Bộ luật Tố tụng hình sự

TS. Hồ Minh Sơn phân tích yếu tố pháp lý liên quan bị can Phan Công Khanh và người sử dụng trái phép chất ma túy, bị phạt tù?

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Luật Đất đai 2024 quy định đất lấn chiếm – Mua bán đất bằng hợp đồng ủy quyền, nhiều rủi ro pháp lý?

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư