tuvanphapluatvietnam.vn
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư
Thứ Sáu, Tháng 7 4, 2025
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
tuvanphapluatvietnam.vn
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Chính sách

Tiêu chuẩn để trở thành cựu chiến binh Việt Nam – Các chế độ, chính sách dành cho họ

bỏi admin
16 Tháng 12, 2024
trong Chính sách
Tiêu chuẩn để trở thành cựu chiến binh Việt Nam – Các chế độ, chính sách dành cho họ

(TVPLVNO) – Cựu chiến binh Việt Nam là những người từng tham gia lực lượng vũ trang trong các cuộc kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; những người đã tham gia quân đội trong thời bình, nay nghỉ hưu, phục viên, chuyển ngành, xuất ngũ trở về. Họ là biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường, ý chí vượt khó và sự cống hiến lớn lao cho độc lập, tự do của dân tộc.

Cựu chiến binh, Luật sư – Thạc sĩ Lê Hồng Quang

Điều kiện, tiêu chuẩn trở thành hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Theo các quy định của pháp luật và theo Điều lệ của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, điều kiện để một người được kết nạp vào Hội Cựu chiến binh là: Sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp ở bất kỳ giai đoạn nào, sau khi thôi tại ngũ đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên; Những người phục vụ trong quân đội, dân quân tự vệ, du kích đã tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ giai đoạn trước ngày 30 tháng tư năm 1975; Những người đã thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại Lào, Campuchia, đã tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam trong giai đoạn từ sau 30/4/1975 đến năm 1989 (khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia); Những chiến sĩ trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự đóng quân tại biên giới, hải đảo, được kết nạp Đảng, được Bằng khen từ cấp Trung đoàn trở lên hoặc là những chiến sĩ xuất ngũ về địa phương vùng đồng bào thiểu số khó khăn trong giai đoạn từ 1989 tới nay.

Như vậy, không phải tất cả những ai từng tham gia quân đội đều có thể trở thành Cựu chiến binh. Đặc biệt, hiện nay thì chỉ có Sĩ quan và Quân nhân chuyên nghiệp sau khi thôi phục vụ Quân đội thì đủ tiêu chuẩn là Cựu chiến binh, còn những chiến sĩ nghĩa vụ quân sự thì phải đáp ứng thêm các điều kiện khác như đã đề cập ở trên.

Với các chiến sĩ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự mà không đủ tiêu chuẩn vào Hội Cựu chiến binh thì họ sẽ tham gia sinh hoạt trong Câu lạc bộ Cựu quân nhân.

Các chế độ, chính sách dành cho Cựu chiến binh

Cựu chiến binh thuộc đối tượng người có công với cách mạng được hưởng các chế độ nhằm tri ân, hỗ trợ đời sống và đảm bảo quyền lợi cho những người từng đóng góp lớn lao cho đất nước. Các chế độ này được quy định trong các văn bản pháp luật như Pháp lệnh Cựu chiến binh Việt Nam, Pháp lệnh ưu đãi người có công, và các Nghị định, Thông tư liên quan.

Có nhiều chế độ dành cho Cựu chiến binh, tuy nhiên không phải tất cả Cựu chiến binh đều được hưởng chính sách này mà còn phụ thuộc vào điều kiện kèm theo cho mỗi đối tượng, dưới đây là khái quát một số chế độ tiêu biểu: Được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước; Được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng; Được ưu tiên vay các nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách – xã hội để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm xoá đói, giảm nghèo; Cựu chiến binh là tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước hoặc tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp Lào sau ngày 30/4/1975 được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; Cựu chiến binh là Sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp thôi tại ngũ mà chưa có bảo hiểm y tế thì được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế; Cựu chiến binh từ trần thì được trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người được hưởng chết. (Hiện nay là 23.400.000 đồng).

Ngoài chế độ, chính sách chung áp dụng trên toàn quốc thì, tuỳ điều kiện ở mỗi địa phương sẽ có thêm những chính sách khác dành cho Cựu chiến binh. Chẳng hạn như tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Cựu chiến binh khi từ trần thì sẽ được nhà nước bố trí một chỗ an táng tại Nghĩa tranh chính sách của Thành phố (Huyện Củ Chi).

Cựu chiến binh không chỉ là biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu quả cảm mà còn là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và bảo vệ đất nước thời bình. Sau khi trở về đời thường, họ tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng quê hương, đồng thời góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm.

Những chính sách này thể hiện sự trân trọng và quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với cựu chiến binh – những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Luật sư, Thạc sĩ Lê Hồng Quang – Công ty luật Hà Phi; Trọng tài viên Trung tâm TT Thương mại TP.HCM (TRACENT); Quản Tài Viên – Giám đốc DNTN Quản lý và thanh lý tài sản Hà Phi

 

admin

admin

Bài viết liên quan

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh

bỏi admin
3 Tháng 7, 2025

(TVPLVNO) - Sáng 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh...

9 trường hợp nhận tiền chuyển khoản không cần nộp thuế và 5 khoản tiền chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế

9 trường hợp nhận tiền chuyển khoản không cần nộp thuế và 5 khoản tiền chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế

bỏi admin
1 Tháng 7, 2025

(TVPLVNO) - Có ít nhất 9 trường hợp phổ biến mà người dân được miễn thuế hoàn toàn khi nhận...

Những thay đổi đáng chú ý của Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Những thay đổi đáng chú ý của Luật Bảo hiểm xã hội 2024

bỏi admin
29 Tháng 6, 2025

(TVPLVNO) - Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, có nhiều điểm mới...

Xem nhiều

  • Góc nhìn pháp lý từ việc ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi bổ sung Thông tư 67/2019/TT-BCA

    Góc nhìn pháp lý từ việc ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi bổ sung Thông tư 67/2019/TT-BCA

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam phối hợp Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn tổ chức toạ đàm “Phát triển du lịch trang trại – Những vấn đề pháp lý liên quan”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vụ Chùa Bát Nhã dưới góc độ pháp lý: Khi đạo pháp và pháp luật giao thoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
tuvanphapluatvietnam.vn

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS): 43/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 16/08/2024

Luật gia Phạm Trắc Long - Giám đốc
Luật sư Phạm Lan Thảo - Phó giám đốc
Luật sư Nguyễn Xuân Hoàng - Đoàn Luật sư TP.HCM

Địa chỉ:

Số 44/67, phố Cảm Hội, phường Dống Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số 412, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM

Điện thoại :0903683168 - 0919999368
(Trang đang chạy thử, chờ cấp phép)

Danh mục

  • Chính sách
  • Chưa phân loại
  • Kinh tế
  • Luật sư
  • Nhà đất
  • Tài chính
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Văn bản Luật

Bài viết mới

TS. Hồ Minh Sơn: Sang tên sổ đỏ cho con, làm tặng hay lập di chúc thừa kế – Mua bán đất nông nghiệp mà sổ đỏ ‘hết hạn sử dụng’ có phải xác nhận lại không?

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh

Tập đoàn Calgary thăm, làm việc với Tập đoàn Aiqi Biotechnology Co.,Ltd., tại Trung Quốc

Thi hành án dân sự TP HCM đổi tên, tổ chức lại hệ thống 19 phòng khu vực

TS. Hồ Minh Sơn thông tin về việc không cần thị thực khi nhập cảnh vào Nga và quy định về nhập quốc tịch thay đổi?

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội – Mỗi năm người lao động được nghỉ phép bao nhiêu ngày?

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư