tuvanphapluatvietnam.vn
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư
Thứ Năm, Tháng 6 12, 2025
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
tuvanphapluatvietnam.vn
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Kinh tế

Toàn văn bài phát biểu của ThS. Luật gia Phạm Trắc Long tại toạ đàm “Phát triển du lịch trang trại – Những yếu tố pháp lý liên quan”

bỏi admin
26 Tháng 9, 2024
trong Kinh tế
Toàn văn bài phát biểu của ThS. Luật gia Phạm Trắc Long tại toạ đàm “Phát triển du lịch trang trại – Những yếu tố pháp lý liên quan”

Screenshot

Quý doanh nghiệp, quý trang trại

Các nhà báo, luật sư đồng nghiệp

Nhằm đẩy mạnh truyền thông, quảng bá, thúc đẩy kết nối phát triển cung cầu các sản phẩm nông nghiệp, gắn với phát triển du lịch, thu hút du khách đến với Việt Nam và góp phần lan toả ý nghĩa, mục tiêu tuyên truyền của Tạp chí Doanh nghiệp và Trang Trại Việt Nam, mục tiêu tuyên truyền phổ biến pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn thông qua Tọa đàm “Phát triển du lịch trang trại – Những yếu tố pháp lý liên quan”. Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn…

Luật gia Phạm Trắc Long – Phó viện trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE), Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tại toạ đàm

Hiện nay, Luật Du lịch đã ghi nhận các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa nhưng hình thức du lịch nông thôn – loại hình du lịch gắn với tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề chưa được quy định rõ ràng. Loại hình này đang được lồng ghép, ẩn chứa trong các quy định chung về du lịch của luật này.

Tại Chương trình phát triển du lịch nông thôn của Thủ tướng Chính phủ mới đây đã xác định mục tiêu đến năm 2025 là “mỗi tỉnh, thành phố phấn đấu có ít nhất 1 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa hoặc môi trường sinh thái của địa phương; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch”, tuy nhiên do pháp luật về du lịch hiện nay chưa có quy định về loại hình du lịch này cũng như chưa có tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể nhất là các tiêu chí về quy mô, diện tích, sản phẩm, dịch vụ, hạ tầng, sự tham gia của cộng đồng để các tỉnh, thành phố tổ chức công nhận điểm du lịch nông thôn gắn với phát triển nông nghiệp…

Luật Đất đai hiện hành không định nghĩa cụ thể về đất trang trại và thực tế đất sử dụng cho trang trại nông nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn và nhiều loại đất. Pháp luật đất đai cũng chưa có quy định cụ thể về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp; quy định cụ thể về tỷ lệ, kết cấu xây dựng công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh trên đất nông nghiệp; chưa cho phép sử dụng đất nông nghiệp kết hợp đa mục đích…

Điển hình, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã từng nhấn mạnh: “Phát triển du lịch nông thôn phải được xác định là một trong những giải pháp căn cơ, động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững. Đồng thời, nông thôn mới là nền tảng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển đa dạng, bền vững của du lịch”.

Và tại mục tiêu Chương trình phát triển du lịch nông thôn đến năm 2025 đã xác định “Phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù”; phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền cũng là một trong năm nhóm nhiệm vụ của Chương trình.

Toạ đàm “Phát triển du lịch trang trại – Những yếu tố pháp lý liên quan” mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào phát triển du lịch nông thôn trong doanh thu của nền kinh tế nhưng với tầm quan trọng và định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn thì phát triển du lịch nông thôn chính thức được xác định là một trong các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là “Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững” (Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 22/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025).

Tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu phát triển du lịch nông thôn được xác định là tổng thể các giải pháp từ hoàn thiện cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện và được thực hiện đồng bộ từ Trung ương tới địa phương. Trong thời gian qua, các địa phương đã tổ chức thực hiện Chương trình này theo chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương, tuy nhiên, chưa tạo được sự thay đổi, đột phá trong phát triển du lịch nông thôn và một trong các nguyên nhân được xác định là rào cản về thể chế cần sớm được tháo gỡ.

Trên tinh thần này, để tháo gỡ rào cản pháp lý, bên cạnh việc bổ sung loại hình du lịch nông thôn, có tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp để công nhận điểm du lịch nông thôn thì hoạt động đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho phát triển du lịch nông thôn cần được quan tâm, triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới. Đầu tư, hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch nông thôn là một chuỗi hành động nhằm tạo ra các cơ chế, chính sách, quy định để đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động từ huy động nguồn lực tài chính, đất đai, phát triển các sản phẩm du lịch nông thôn, phát triển hạ tầng, hỗ trợ liên kết, hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng phục vụ du lịch đến tuyên truyền, quảng bá, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tại khu vực nông thôn…nhưng trong điều kiện kinh tế – xã hội cũng như rào cản pháp lý hiện nay, vấn đề cần ưu tiên quan tâm là mỗi tỉnh, huyện tổ chức thống kê, lựa chọn một số sản phẩm du lịch nông thôn đặc thù có kế hoạch đầu tư phát triển trước, để khi hội tụ được các điều kiện, tiêu chí về hạ tầng, dịch vụ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sẽ tổ chức công nhận các khu, điểm du lịch nông thôn phát triển hiệu quả, bền vững.

Thưa quý vị đại biểu,

Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam. Điều này, chỉ được thực hiện khi các rào cản pháp lý được tháo gỡ sớm nhất.

Tại Tọa đàm lần này, BTC đã nhận được gần……ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, sâu sắc của các đại biểu đánh giá thực trạng về công tác phát triển du lịch, phát triển các sản phẩm nông nghiệp. Chúng tôi nghiêm túc tiếp thu các ý kiến quý báu của các đại biểu, các tham luận của các diễn giả, các ý kiến của các doanh nghiệp và trang trại. Nếu ý kiến nào chưa kịp giải đáp, chưa giải đáp thấu đáo, chúng tôi sẽ tiếp tục trả lời bằng văn bản…Các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển du lịch, phát triển sản phẩm nông nghiệp hiện nay, đồng thời đề xuất, kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về cơ chế, chính sách, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp đi vào thực chất, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế cho người dân, góp sức xây dựng nông thôn mới và bảo tồn bản sắc văn hoá truyền thống.

Thay mặt Ban Tổ chức toạ đàm, tôi cam kết tiếp thu các ý kiến đóng góp của quý đại biểu, sẽ tổng hợp, tham mưu, kiến nghị đến các cơ quan đơn vị nhằm góp phần vào sự phát triển du lịch có những chỉ đạo phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp đạt hiệu quả để du lịch các địa phương trên cả nước tiếp tục phát huy được những tiềm năng, thế mạnh, xây dựng nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao, hấp dẫn du khách qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch, đóng vào sự phát triển của du lịch cả nước.

Một lần nữa, thay mặt ban tổ chức tôi xin kính chúc quý đại biểu, quý nhà khoa học, diễn giả, quý doanh nghiệp, quý trang trại, quý nàh báo, phóng viên luôn luôn dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt trên mọi mặt trận, sáng suốt lèo lái con thuyền doanh nghiệp, góp phần phát triển du lịch nông thôn vươn tầm thế giới…

Tôi xin tuyên bố bế mạc toạ đàm “Phát triển du lịch trang trại – Những yếu tố pháp lý liên quan”, BTC xin trân trọng kính mời quý đại biểu và quý doanh nghiệp dùng cơm trưa thân mật và tiếp tục giao lưu, trao đổi để cùng nhau phát triển.

Trân trọng cảm ơn

admin

admin

Bài viết liên quan

Bệnh viện Lê Văn Thịnh chính thức đưa vào vận hành nhà giặt công nghệ Nhật Bản

Bệnh viện Lê Văn Thịnh chính thức đưa vào vận hành nhà giặt công nghệ Nhật Bản

bỏi admin
12 Tháng 6, 2025

(TVPLVNO) - Ngày 11/06/2025, tại Thành phố Thủ Đức, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã long trọng tổ chức Lễ...

Truy xuất nguồn gốc: lá chắn sống còn giữa ma trận hàng giả, hàng nhái

Truy xuất nguồn gốc: lá chắn sống còn giữa ma trận hàng giả, hàng nhái

bỏi admin
12 Tháng 6, 2025

(TVPLVNO) - Trước sự lộng hành ngày càng tinh vi của hàng giả, hàng nhái, công nghệ truy xuất đang...

LYNCHA MEDIA&EVENT KÝ KẾT HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VỚI VICO GROUP

LYNCHA MEDIA&EVENT KÝ KẾT HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VỚI VICO GROUP

bỏi admin
5 Tháng 6, 2025

(TVPLVNO) - Tận dụng thế mạnh của hai bên, Lyncha Media&Event và Tập đoàn Vico Group hứa hẹn là sựphối...

Xem nhiều

  • Góc nhìn pháp lý từ việc ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi bổ sung Thông tư 67/2019/TT-BCA

    Góc nhìn pháp lý từ việc ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi bổ sung Thông tư 67/2019/TT-BCA

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam phối hợp Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn tổ chức toạ đàm “Phát triển du lịch trang trại – Những vấn đề pháp lý liên quan”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vụ Chùa Bát Nhã dưới góc độ pháp lý: Khi đạo pháp và pháp luật giao thoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
tuvanphapluatvietnam.vn

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS): 43/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 16/08/2024

Luật gia Phạm Trắc Long - Giám đốc
Luật sư Phạm Lan Thảo - Phó giám đốc
Luật sư Nguyễn Xuân Hoàng - Đoàn Luật sư TP.HCM

Địa chỉ:

Số 44/67, phố Cảm Hội, phường Dống Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số 412, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM

Điện thoại :0903683168 - 0919999368
(Trang đang chạy thử, chờ cấp phép)

Danh mục

  • Chính sách
  • Chưa phân loại
  • Kinh tế
  • Luật sư
  • Nhà đất
  • Tài chính
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Văn bản Luật

Bài viết mới

TS. Hồ Minh Sơn: Xuất hóa đơn điện tử, hộ kinh doanh làm gì để không vi phạm pháp luật – Không ghi nội dung chuyển khoản’ để né thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Vì sao, lắp gương chiếu hậu vẫn bị xử phạt – Chuyển làn quên bật xi nhan tài xế có bị thu giữ xe không?

Bệnh viện Lê Văn Thịnh chính thức đưa vào vận hành nhà giặt công nghệ Nhật Bản

Truy xuất nguồn gốc: lá chắn sống còn giữa ma trận hàng giả, hàng nhái

Truyền thông những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế 2024

Nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao Tưởng Duy Lượng ‘bật mí’ nghề phán xử

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Kinh tế
  • Nhà đất
  • Thị trường
  • Tin luật pháp
  • Tài chính
  • Chính sách
  • Văn bản Luật
  • Luật sư